London Bridge (London, England)

Picture by unknown

Niagra Falls (United States and Canada)

http://stefanobittante.blogspot.com/2007/06/niagara-falls-panorama.html

Eiffel Towel (Paris, France)

Picture by unknown

Kyoto (Japan)

Picture by unknown

Đền Đô - Bắc Ninh

Đền Đô còn được gọi là đền Lý Bát Đế là nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý, nằm cách thủ đô Hà Nội chừng 20km về phía bắc thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Ngũ Long Môn (cổng vào nội thành)
Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc". Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng.

"Chiếu Dời Đô"
Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...".

Thủy Đình (?)
Khu ngoại thất đền Lý Bát Đế gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Lý Bát Đế từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc "năm đồng vàng" và là hình in trên đồng tiền xu 1000 hiện nay.

Nhà Văn Chỉ (nơi thờ các quan văn)
Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến ThànhLý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý. 

Nhà Văn Võ (con nhà võ ^_^)
Nguồn: wikipedia

11 Bánh Sandwich Ngon Nhất Thế Giới

Sandwich là món ăn được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn, bởi nó không chỉ ngon, bổ, rẻ mà còn phù hợp với nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại. Người ta có thể ăn ngấu nghiến một chiếc sandwich hay một chiếc bánh mỳ kẹp ở bất kỳ đâu. Chỉ với 2 lát bánh giòn tan, kẹp ở giữa nhân thịt, rau và thêm một chút tương ớt, bạn đã có thể thưởng thức một chiếc bánh ngon lành.
Cùng với thời gian, bánh sandwich hay bánh mỳ kẹp đã bôn ba qua nhiều đất nước và "sản sinh" ra rất nhiều biến thể mới. Điểm khác biệt lớn nhất giữa các loại sandwich trên thế giới chính là nhân kẹp bên trong bánh.

Bocadillo 


Bocadillo là loại sandwich có xuất xứ từ Tây Ban Nha được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn nhẹ tại các hàng ăn, quán cà phê. Một chiếc bocadillo điển hình thường có một vài lát thịt cá ngừ, trứng tráng, khoai tây, cà chua kết hợp với dầu oliu, pho mát manchego và tương ớt.

Bánh Mì


Bánh mỳ giòn tan sẽ được kết hợp với rất nhiều món ngon khác như pa tê, giò chả, thịt quay, thịt nướng, trứng rán. Điểm thêm một ít dưa chuột, rau thơm tạo nên một món ngon khoái khẩu đối với rất nhiều người. Tới Việt Nam, bạn có thể thưởng thức một chiếc bánh mỳ kẹp ở bất cứ đâu, từ các trung tâm thương mại, siêu thị lớn cho tới quán ăn nhỏ trên vỉa hè hay trong các ngõ ngách.

Torta


Torta của người Mexico gồm hai phần bánh mỳ giòn tan được cuộc tròn lại, bên trong có nhân thịt lợn thăn, thịt bò tẩm bột, đôi khi có thêm cả thịt gà xé. Đương nhiên, không thể thiếu pho mát, bơ, cà chua, hành tây và rau ăn kèm.

Pambazo


Cùng có xuất xứ từ Mexico, Pambazo có khá nhiều điểm tương đồng với người anh em Torta. Tuy nhiên, phần sốt tiêu bên trong nhân thịt làm tăng vị cay nóng cho Pambazo khiến thứ bánh sandwich này trở thành món khoái khẩu đối với những người nghiền đồ cay. Hình thức của những chiếc Pambazo cũng ngon mắt và hấp dẫn hơn Torta.

Cemita 


Một loại sandwich khác của Mexico góp mặt vào danh sách này chính là Cemita. Loại bánh này được bao phủ một lớp bơ, phô mát, tương ớt và một loại thảo dược có tên gọi là papalo, kết hợp với thịt lợn chiên được đập mỏng và mềm. 

Montreal 


Montreal là loại bánh mỳ thịt bò hun khói của người Do Thái. Với hai miếng bánh mỳ làm từ lúa mạch đen, biến tấu của sandwich này khác với các “anh chị em” của mình ở những lát thịt bò được tẩm ướp và hun khói thơm nức mũi. 

Smorrebrod 


Smorrebrod là loại sandwich truyền thống của Đan Mạch. Người ta phết một lớp bơ dày lên bề mặt của lớp bánh mỳ được làm từ lúa mạch đen. Kết hợp thêm cá hồi hun khói, thịt bò nướng, hải sản hoặc trứng luộc, một chút nước sốt với cà chua, dưa chuột và rau đắng để tạo nên một thứ bánh ngon tuyệt hảo.

Bulgogi 


Loại bánh sandwich tới từ Hàn Quốc này sử dụng bánh mỳ của Italy song hương vị vẫn có những nét đặc trưng riêng nhờ phần nhân thịt bò được ướp theo kiểu Hàn. Đương nhiên, thứ bánh mỳ kẹp này cũng không thể thiếu phô mai, hành tây, ớt xanh, tiêu và tương ớt ngọt. 

Tonkatsu 


Sanwich Tonkatsu là món ngon được ưa chuộng từ Nhật Bản. Hai lát bánh mỳ trắng “ôm trọn” những miếng thiệt lợn chiên kèm với rau bắp cải thái nhỏ, nước sốt và tương ớt.

Chivito


Bánh Chivito của người Uruquay khiến người ăn liên tưởng tới những chiếc hamburger của người Mỹ bởi hai lát bánh mì được cắt tròn. Phần nhân gồm thịt xông khói, trứng, nước sốt, hành, cà chua và rau thơm.

Chacarero 


Cũng giống như những phiên bản của bánh sandwich khác, Chacarero gồm hai lát bánh mỳ kẹp với thịt bò, thịt gà, cà chua, bơ và nước sốt. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Chacarero chính là phần nhân đậu xanh được xay nhuyễn tạo nên hương vị khá lạ cho loại sandwich tới từ Chile này.
Nguồn: Citinews.net

 

Những Thành Phố Ăn Uống Tuyệt Vời

Ẩm thực là một phần không thể thiếu cho một chuyến du lịch. Hãy khám phá những thành phố có những món ngon mà nếu đến bạn nhớ ăn cho kỳ được.

Paris

Dù là món ăn nhanh tại tiệm ăn đêm hay bữa ăn trưa ở nhà hàng thì những người ưa thích ẩm thực đều hài lòng với thủ đô này. Bánh qui bơ, bánh mì sôcôla được chế biến bằng bí quyết của các lò sản xuất tạo cho các loại bánh hương vị thơm ngon độc đáo.

Bánh qui bơ,bánh mì sôcôla gia truyền tại Paris

Rome

Một trong những nguồn cảm hứng bất tận mà du khách có thể tìm thấy ở các món ăn ở đây là bánh mì, bánh ngọt, bánh pizza vuông phết bơ. Bánh sandwiche là một món ăn nổi tiếng ở những tiệm ăn đường phố của thành phố này.

Roma nổi tiếng với món pizza vuông phết bơ

Tokyo

Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Nhật Bản hải sâm tẩm bột chiên giòn, các món ăn bình dân bán tại các tiệm ăn dọc đường hiện nay cũng rất ngon miệng. Chẳng hạn như bánh nhân thịt nhồi cải bắp, bánh nhồi nhân hải sản, cơm chiên thịt bò hành tây.

Các món ăn dọc đường tại Tokyo

Mexico City

Các món ăn độc đáo của thành phố này mang phong cách đặc trưng của Nam Mỹ. Bạn có thể tìm thấy món súp gà nấu với ngô và ớt ngon tuyệt đỉnh, các món ăn làm từ trái ớt poblano chỉ có ở nước này và sôcôla nóng của nhà hàng El Cardenal.

Các món ăn độc đáo tại Mexico City

Barcelona

Các món ăn của thành phố này khá phong phú, từ cơm hải sản thập cẩm cho đến các món ăn truyền thống Catalan như thịt quay Escalivada, rau xông khói, salat cá tuyết và bánh mì phết gia vị.

Bánh mỳ phết gia vị nổi tiếng Barcerona

Madrid

Những món ăn mặn của Tây Ban Nha đương nhiên là thành phần chủ yếu trong thực đơn ở Thủ đô nước này. Xúc xích tẩm cocktail và thịt xông khói, bánh mì suất tẩm dầu ô-liu, muối tỏi, hạt tiêu. Đậu chickpea hầm cải bắp, cần tây, cà-rốt, khoai tây, thịt gà và thịt lợn. Súp tỏi Sopa de Ajo cũng là món ăn đắt giá mà những du khách khi đến đây không thể bỏ qua.

Madrid nổi tiếng với các món ăn mặn

Hong Kong

Các món ăn như bánh hấp Dim Sum, đùi gà rán Tandoori, mì nấu wonton, bánh cá rán xiên que của đặc khu hành chính có vị ngon khác lạ do kết hợp với cách nấu nướng của người Anh để lại. Khách sạn Peninsula phục vụ các món ăn kiểu Quảng Đông, gồm bánh bao hấp nhân thịt và vây cá mập. Trong khi nhà hàng Alain Ducasse cung cấp các món ăn kiểu Pháp như gan ngỗng hấp tương ớt và trái lê, và tôm hùm rim.

Các món hấp là đặc trưng của Hong Kong

Bắc Kinh

Không chỉ nổi tiếng với món vịt quay, mà các món ăn bình dân khác tại đây cũng không kém phần hấp dẫn. Chẳng hạn như gà giò bọc lá sen bỏ lò, tôm chiên tỏi ớt. Ngoài ra còn có nhà hàng Fangshan chuyên phục vụ các món ăn cung đình như súp rùa và chân gấu hầm thuốc bắc.

Bắc Kinh nổi tiếng với món vịt quay

Milan

Mỗi suất đồ ăn tại thành phố này có giá trung bình 40 USD. Theo Golsmith đã từng sống và làm việc tại đây trong 4 năm kể lại, bánh mì kẹp thịt, nước sốt cà chua pho mát của nhà hàng Luini, thịt bò nướng ăn kèm bánh pizza tại nhà hàng La Terza Carbonaia chính là những món đặc sản đáng để thưởng thức.

Milan nổi tiếng với món thịt bò nướng ăn kèm bánh pizza

Thượng Hải

Các món ăn được ưa thích tại đô thị này do các quán ăn đường phố cung cấp bao gồm cua biển loại to nhiều lông, bánh bao, bánh rán nóng kèm thịt và nước sốt.

Bánh bao hấp là món ăn ưa thích ở Thượng Hải

Nguồn:  Dulichviet

Ẩm Thực Đường Phố Trên Thế Giới

Khi đi du lịch, thưởng thức món ngon đường phố cũng là trải nghiệm tuyệt vời khó quên.

Trà bạc hà ở Ma-rốc


Một cốc trà đầy ắp lá bạc hà, đường tinh chờ như mời gọi đôi mắt khách qua đường giữa trời mùa hè nóng như đổ lửa ở Ma-rốc. Đây là thức uống giải khát rất nổi tiếng của đất nước này.

Bạn sẽ cảm thấy tinh thần tràn đầy sức sống nếu bắt đầu ngày mới với một cốc trà bạc hà chứ không phải cafe. Hơn thế nữa, đây là đồ uống đặc trưng nhất cho văn hóa bản địa của người Ma-rốc. Nếu đến thăm Ma-rốc mà không thưởng thức trà bạc hà đặc biệt này thì coi như bạn chưa đến Ma-rốc.

Chợ đêm ẩm thực ở Đài Loan
 


Chợ đêm Miaokou là khu chợ ẩm thực về đêm nổi tiếng và sầm uất nhất. Chỉ cần đi dạo 1 vòng là bạn sẽ "no mắt" với đủ các món ăn vặt nổi tiếng của Trung Quốc và Đài Loan như: mỳ vằn thắn, bánh bao, gà rán, xôi.. các loại hải sản tươi sống: hàu, ốc...

Ngoài ra, mọi người rất thích món tráng miệng thơm ngọt nổi tiếng của khu chợ, đó là mận đen. Khu chợ khá sạch sẽ và bắt mắt với đèn lồng chiếu sáng đặc trưng.

Mỳ, Thái Lan
 

Những quầy hàng đủ loại mỳ, những khu bếp đỏ lửa luôn thu hút sự chú ý của du khách khi tới Thái Lan, đặc biệt là Bangkok. Kỹ thuật của các đầu bếp đường phố cùng hương thơm lan tỏa khiến rất ít du khách có thể cưỡng lại được.

Lòng gà chiên ở Phillipines
 

Đây là món ăn vặt khá nổi tiếng ở Phillipines. Những xiên lòng gà được tẩm ướp khéo léo và chiên vàng ruộm rất bắt mắt. Tuy nhiên khi thoạt trông món ăn này, có nhiều người không dám nếm thử, nhưng một khi đã thưởng thức lòng gà tẩm ướp, nướng trên vỉ, ai cũng mê mẩn hương vị chua chua, ngọt ngọt, chấm với nước sốt cay của món ăn độc đáo này. Món ăn này thường đi kèm với nước sốt chua cay ngọt dễ làm xiêu lòng người lần đầu thưởng thức.

Châu chấu xiên nướng ở Trung Quốc
 

Nếu đi vào bất cứ khu chợ nào của Trung Quốc đều dễ dàng tìm thấy món ăn độc đáo này. Bởi bạn sẽ nhầm tưởng những xiên châu chấu bắt mắt thành những "bó hoa" châu chấu sống động. Với người dân châu Á thì châu chấu không phải là món ăn xa lạ mà đây là món ăn vặt khá nổi tiếng bởi châu chấu ăn rất bùi và vui miệng.

Há cảo ở Thượng Hải, Trung Quốc


Trên những quầy hàng ở đường phố Trung Quốc, không khó để bắt gặp những quán hàng bán các loại bánh bao, há cảo như thế này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của dân du lịch, bánh bao, há cảo ở Thượng Hải không đâu sánh bằng về hương vị và sự kết hợp khéo léo.

Bánh mì kẹp của Việt Nam 
 

Bánh mỳ kẹp trứng, pate, thịt ở Việt Nam cũng được coi là một trong những món ăn đường phố không thể bỏ qua khi du lịch. Không giống Hamburger, bánh mì kẹp của Việt Nam có thể kẹp rất nhiều loại thịt, bơ, xúc xích được chế biến theo cách riêng của họ, kèm các loại dưa góp và rau sống đặc trưng của vùng nhiệt đới. Đặc biệt, ở mỗi vùng miền Việt Nam, bánh mỳ lại có sự khác biệt như bánh mỳ que cay Hải Phòng, bánh mỳ chan nước tương miền Trung… Đây chính là một trong những món ăn nhanh rất đặc trưng và bình dân của người Việt.

Xúc xich của Đức
 

Nhắc đến ẩm thực Đức, không ai có thể quên được món xúc xích Đức. Dù có thưởng thức xúc xích ở bất kì đâu trên thế giới, cũng không bằng một lần được ăn xúc xích tại Đức chính "quê hương xúc xích". 
 
Hãy tới với lễ hội xúc xích Sachsenhausen ở Đức hàng năm để thưởng thức những chiếc xúc xích nướng tuyệt hảo nhất và còn gì bằng khi nhắm xúc xích với loại bia đỏ truyền thống của Đức nhỉ!

Hải sản trộn Ceviche của Peru
 

Đây là món ăn kỳ lạ và nổi tiếng của Peru. Người dân nơi đây rất thích ăn vặt với Ceviche, một món ăn được làm từ các loại hải sản có vỏ: sò, nghêu... tươi sống trộn gỏi với nước cam, chanh ép và các loại gia vị đặc trưng của Peru.

Heo quay của Campuchia
 

Đến Phnom Penh bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này trên đường. Heo quay là món ăn phổ biến khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ có heo quay ở campuchia là được du khách ưa thích nhất bởi chất lượng của thịt heo (heo sữa, heo rừng, heo bản...) và gia vị ướp bên trong bụng lợn thơm ngon đặc trưng.

Source: [1][2]

 

VIETNAM - Món Ăn Truyền Thống Bắc Ninh


Nói đến vùng quê Kinh Bắc, người ta thường nghĩ ngay đến vùng đất thiết tha và thanh bình trong những làn điệu dân ca quan họ, nhưng ở nơi đây còn có những món ăn dân dã mang đậm chất quê hương.

Cháo thái


Cháo thái - đặc sản Bắc Ninh - gắn liền với sự tích trạng nguyên Lê Văn Thịnh về thăm Đình Tổ. Do đó, nó có mặt trong các dịp lễ lớn của làng và dần trở thành điểm độc đáo mà không nơi nào khác có được.

Bát cháo thái có sự hoà quyện giữa màu trắng ngần của gạo nếp, màu xanh của hành, vàng nhạt của nước dùng gà. Tất cả thu hút khách khi thưởng thức món ăn dân dã, mộc mạc này ngay từ lần đầu tiên. Khi nồi cháo thái vừa bắc khỏi bếp và từ từ thưởng thức từng thìa cháo thái ta sẽ cảm nhận được cái mịn của hạt gạo, độ chín nhừ của gạo, thơm béo của nước gà, vị cay nồng của hạt tiêu.

Cháo thái làm rất đơn giản, không quá cầu kỳ. Bột gạo xay nhuyễn nhào với nước thật kỹ thành một cục to, nồi nước dùng là thịt gà, hoặc thịt lợn, đun trên bếp thật sôi. Dùng dao thái cục bột ra thành từng lát mỏng, rơi xuống nồi nước dùng đang sôi trên bếp cho đến khi thái hết cục bột. Khi nồi cháo chín, cho hành, gia vị hồ tiêu, nước mắm, muối vừa đủ là được.

Thưởng thức cháo thái khi còn nóng là tốt nhất, khi đó có thể cảm nhận hết cái ngon, cái ngậy, cái bùi kết tinh trong bát cháo. Khi ăn sẽ cảm nhận hương vị của cháo, độ ngọt mát của bột gạo, độ giòn của thịt gà, và giò lụa, thịt lợn băm, có độ bùi, béo, vị thơm cay của hồ tiêu, vị thơm của hành tươi và nước mắm, làm cho khách cảm nhận món ăn ẩm thực “Cháo Thái” của Đình Tổ ngon và bổ dưỡng tuyệt vời.

Bánh đúc lạc


Tương Đình Tổ hợp nhất với bánh đúc lạc. Thử tương rồi, nhất định phải ăn bánh đúc lạc chấm tương mới thấy hết cái tinh túy của chúng bổ sung cho nhau tuyệt vời như thế nào.

Bánh đúc làm từ gạo tẻ ngâm với nước vôi trong, nghiền nhỏ thành bột cho vào nồi nấu và quấy thật đều tay. Lúc gần được thì cho lạc rang vào trộn đều. Khi bánh được đổ ra mẹt lót lá chuối, chờ nguội thì xắt từng miếng chấm cùng tương. Bánh đúc lạc Bắc Ninh không nát bấy mà giòn giòn, cầm không hề dính tay, mịn, bóng. Cái bùi của lạc rang, cùng với vị gạo thanh thanh và đậm đà, beo béo của tương hòa vào nhau vừa dung dị, vừa gợi nhiều cảm xúc về một vùng đất rất đỗi bình yên.

Tương Đình Tổ


Tương Đình Tổ - đặc sản Bắc Ninh - là loại nước chấm truyền thống của Việt Nam, chắt lọc những gì tinh tuý từ hạt gạo, hạt ngô. Khác với các loại tương khác, tương Đình Tổ (huyện Thuận Thành) được làm từ nguyên liệu chính là ngô, ngoài ra còn có đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng. Tất cả đều được ủ và lên men tự nhiên không dùng bất kỳ một loại hoá chất hay men phụ trợ nào.

Tương Đình Tổ có màu đỏ nâu, đặc sánh, mùi thơm vị ngọt bùi, ngậy béo đặc trưng của ngô, của gạo nếp. Tương có độ ngọt tự nhiên do quá trình lên men của ngô, của đỗ tương được ngâm trong môi trường nước chín, có độ mặn vừa đủ của muối. Tất cả tạo cho tương ăn có giá trị dinh dưỡng riêng, dùng chấm rau luộc, thịt lợn, thịt bò, cá nướng, bánh đúc, bánh tẻ, bún, dùng kho cá, kho thịt…

Bánh phu thê Đình Bảng


Bánh phu thê là đặc sản nức tiếng nơi quê hương quan họ. Chiếc bánh vàng trong sắc hoa dành dành, thơm lừng hương bột nếp, đậu xanh, hạt sen, cùi dừa, bọc trong lớp lá dong giản dị. 

Bánh làm từ gạo nếp với nhiều công đoạn và quy trình phức tạp. Đặc biệt, màu của bánh phải là màu của tinh dầu hoa dành dành chứ không dùng màu hóa học. Bánh phu thê ăn dẻo bột, mà lại giòn đu đủ xanh, cắn sâu vào sẽ thấy vị ngậy bùi mà vẫn rất thanh của đổ xanh nhuyễn với cùi dừa beo béo, vị hạt sen man mát và cái ngọt lan tỏa.

Bánh phu thê làm thủ công, tốn nhiều nhân lực nhưng là thứ khó thiếu trong đám hỏi, đám cưới và nhiều dịp tết lễ của người dân. Tất nhiên, nó còn là món quà đầy ý nghĩa cho bạn bè, người thân nếu bạn đi du lịch Bắc Ninh mới về.

Bánh khúc làng Diềm


Bánh khúc làng Diềm có vỏ bánh rất mỏng nhưng không hề lộ nhân, nhân bánh có hai loại nhân đỗ và nhân hành, mỗi loại có hương vị độc đáo riêng.  Bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, vị béo của thịt và vị thơm của hạt tiêu. Bánh khúc nhân hành thì có cái thơm của hành khô, hạt tiêu và răm, cộng với cái giòn mộc nhĩ, cái ngậy béo của thịt ba chỉ băm nhỏ. Bánh là sự kết hợp mặn mà của các sản vật thiên nhiên, từ cái dẻo thơm của nếp cái hoa vàng, vị bùi của đỗ xanh sánh quyện cùng vị béo của thịt ba chỉ. Tất cả được dung hòa bởi vị mát lành, nồng ấm của một loại rau làm nên hương vị đặc trưng của bánh - rau khúc.

Bánh khúc ăn lúc nóng là ngon nhất có thể chấm thêm một chút muối vừng hoặc muối lạc thì khó có món sơn hào hải vị nào sánh bằng. Cái cảm giác dẻo dẻo, khi cắn, thơm mùi nếp ngon cộng với vị bùi mà thanh mát của nhân đỗ bên trong và cái béo ngậy thịt mỡ, thơm cay hạt tiêu thật khiến người ta đê mê, khoan khoái.

Bánh tẻ làng Chờ


Bánh tẻ có nơi gọi là bánh răng bừa, cũng là một thứ bánh truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, nổi tiếng hơn cả là bánh tẻ làng Chờ (Bắc Ninh).  Chờ là tên gọi chung của 7 làng: Phú Mẫn, Nghiêm Xá, Trung Bạn, Ngân Cầu (thị trấn Chờ), Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu (xã Trung Nghĩa) thuộc tổng Chờ xưa. Bánh tẻ ngon nhất lại là của các làng Chờ: Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu, Nghiêm Xá.

Bánh tẻ ăn lúc còn nóng mới ngon.  Bánh có hình thuôn dài, làm từ bột tẻ bọc lá chuối, nhân có thịt thái chỉ, mộc nhĩ, hành lá.... Bánh tẻ làng Chờ dẻo chứ không nhão, nát như thứ bánh giò mà bạn thường thấy, vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.

Bánh đa Kế


Bánh đa Kế là một món ăn bình dị, dân dã nhưng chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà quê chất Bắc Ninh. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, vị bùi, thơm mùi lạc, vừng, khoai lang... đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách đến thăm hoặc chỉ ghé qua Bắc Ninh một lần.

Để làm nên những chiếc bánh thơm ngon, béo giòn, vị bùi thì phải trải qua nhiều công đoạn, thao tác của người thợ. Họ chọn gạo tẻ ngon, không dính, đem ngâm khoảng 12-13 tiếng, sau đó đem xay vỡ, phải xay hai lần để bột được kĩ, nhuyễn, mịn, sờ tay vào bột phải mát, lọc hết bụi bẩn. Bánh đa Kế không chỉ nổi danh trong nước và còn được nhiều bạn bè quốc tế ưa chuộng.

Bánh Tro



Trong không gian tĩnh lặng của Chùa Bút Tháp, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn vị dẻo thơm của hạt gạo mới xen chút hương nồng nồng của nước tro rơm nếp quyện lẫn vị ngọt dịu, thanh mát của đường, mật mía và cả nét tài hoa ẩn chứa trong cách thức làm nên món bánh Tro độc đáo của người dân Đình Tổ.

Đến với Đình Tổ và thưởng thức bánh tro, du khách luôn tự hỏi rằng, phải chăng, chính bởi vị thanh mát, ngọt ngào và cả dáng hình nhỏ xinh, mềm mại của chiếc bánh Tro cổ truyền như luôn khiến người thưởng thức nhớ về vùng làng quê nơi thôn dã đầm ấm, thân thương này.

Nem Bùi


Ngoài những loại bánh, nem Bùi làng Bùi Xá có truyền thống cả trăm năm nay cũng là thứ đặc sản được người Kinh Bắc giữ gìn nguyên vẹn.Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên thị trường và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ, đồng thời là món quà trao tay ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.

Nguyên liệu làm nem được chọn công phu từ phần thịt ngon nhất của giống lợn ỉ đen thái chỉ, rồi sử dụng tỏi, ớt, dấm chua bóp với thính gạo xay, nắm thật chặt rồi gói lại bằng lá chuối. Sau 3 ngày nem tự chín, lúc đó mới ăn được. Mở lá chuối ra, chiếc nem hình vuông được cô chặt có màu hồng nhạt, mùi thơm của thính, vị béo béo, ngậy ngậy, chua chua của thịt hấp dẫn người ăn. Lấy một nhúm nem quấn với lá sung cắn một miếng ngon tuyệt. Nem Bùi không cần chấm với nước chấm vì nem đã đầy đủ gia vị vừa ăn, nếu thích, thực khách có thể chấm thêm với chút tương ớt.

Dọc quốc lộ 38, qua thôn Bùi Xá, ta dễ dàng bắt gặp những tấm biển hiệu “Đặc sản Nem Bùi”. 
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử.

Rượu làng Vân


Rượu làng Vân, một thứ đặc sản không thể thiếu vào các dịp lễ hội, tết hay làm quà biếu. Rượu được nấu bằng thứ gạo nếp thơm ngon, ngoài ra còn làm bằng sắn khô hoặc tươi, cộng thêm men gia truyền là 35 vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật ngâm ủ tài tình của người dân nơi đây. Rượu uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Khi cầm chai rượu lắc mạnh, ngay lập tức có rất nhiều bọt tăm li ti nổi lên rồi tan dần như pháo bông, pháo hoa. Tất cả tạo nên nét riêng có của loại rượu mang thương hiệu làng Vân vốn tồn tại từ hàng chục thế kỷ qua, được mọi người trong và ngoài nước biết đến.

Nguồn: Internet sưu tầm


VIETNAM - Đặc Sản Hội An

Khi đến với Hội An, du khách sẽ đễ dàng nhận thấy đây là một thành phố nổi tiếng không chỉ bởi nó là Di sản văn hóa mà còn bởi những nét văn hóa đặc trưng rất riêng biệt của thành phố cổ này. Trong đó văn hóa ẩm thực là một nét văn hóa quan trọng tạo nên hình ảnh, hương vị riêng cho Hội An.

Cơm gà Phố Hội
Cao lầu Hội An
Bánh bao – Bánh vạc
Bánh đập – hến xào
Chè Bắp
Mì Quảng
Bánh xèo Hội An
Bánh bèo Hội An
Hoành thánh
Bánh ướt cuốn thịt nướng
Bánh Mì
Xí mà
Bánh ghẹ Hội An


Cơm gà Phố Hội


Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.

Địa chỉ: Các tiệm cơm gà tập trung nhiều nhất trên đường Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Lê Lợi… Có nhiều người bán, nhưng Cơm gà bà Buội 26 Phan Chu Trinh và Cơm gà bà Minh là nổi tiếng xưa nay. Cơm gà bà Minh ở đối diện cổng vào Sân vận động. Hoặc quán cơm gà ở hẻm Hoa Hồng tại đường Nhị Trưng, quán này chỉ bán từ 14h đến khoảng 18h, cơm 15k-20k/dĩa. Đây là quán ngon, giá phải chăng và toàn dân địa phương. 

Cơm gà Bà Buội
Địa chỉ : 26 Phan Chu Trinh, Minh An, Tp Hội An
Quán chỉ bán từ 11h đến khoảng 7h tối là hết cơm (quán có treo biển “Hết” trước cửa), nên bạn nào muốn ăn thì nhớ nhanh chân đến sớm nhé. Quán bán đúng giá (Tây – ta – dân địa phương gì cũng vậy), phục vụ nhanh, có hóa đơn đàng hoàng khi tính tiền.

Quán Bà Minh 
Trên đường Lý Thường Kiệt, đối diện cổng vào sân vận động, không nhớ số mấy nhưng từ phố cổ đi ra tầm khoảng chưa đầy 500m tính từ đầu đường Lý Thưòng Kiệt. Quán này chủ yếu là dân địa phương ăn (rất hiếm thấy khách du lịch, nhất là khách nước ngoài). Về giá cả thì rẻ hơn rất nhiều so với quán Bà Buội và các quán khác trong phố cổ, rẻ hơn gần 30%. Quán bà Minh chỉ bán tầm chiều tối, từ 5h trở đi (nên nếu quán bà Buội hết thì mọi người nên thẳng tiến đến đây). Giá cả chỉ 1 giá thôi, dân hay khách đều vậy. Quán này ăn khẩu vị hơi nhạt 1 chút nhưng có món cơm cháy khá ngon (kêu nhanh kẻo rất mau hết) làm mình gợi nhớ về tuổi thơ. Nếu các bạn muốn ăn cơm cháy, muốn giá cả hợp lý hơn thì đây là lựa chọn tốt nhất.

Cơm gà Hương
Địa chỉ : Kiệt (Hẻm, Ngõ) Sica, 48 Lê Lợi, Tp Hội An

Cơm gà Ty
Địa chỉ : 23 Phan Chu Trinh, Tp Hội An

Còn một quán cơm gà nữa là cơm gà Nga nhưng không recommend các bạn bởi nhận được nhiều ý kiến phản hồi về việc quán này chất lượng không tốt, giá cả lại cao, đã nhiều lần bị xử phạt. Các bạn chú ý nhé.

Cao lầu Hội An


Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.

Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

Địa chỉ: Rất dễ để tìm ăn cao lầu ở Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú, nổi tiếng nhất là quán Bà Bé, gánh của bà bên cạnh giếng nước ngay đầu chợ Hội An ngay đầu đường Trần Phú. Món này bây giờ ở Hội An có rất nhiều người bán, ăn ở đâu cũng tạm tạm thôi, không ngon nhưng rẻ. Quán khác cũng trên đường Trần Phú là Trung Bắc, nghe đâu đã có trên 100 tuổi, rất ngon và được đánh giá là đúng chất. Ngoài ra bạn cũng có thể tới quán cao lầu bà Thanh tại đường Trần Cao Vân (ngã tư Công Chánh), bán từ sáng tới chiều. Buổi sáng có thể đến khu Thái Phiên,  khu vực người dân địa phương hay ăn sáng. Còn buổi tối có thể đến quán mì quảng ông Hai, cũng có bán cao lầu, gần nhà máy dệt của Yaly, ngay nhà máy đèn cũ, nằm trên đường Trương Minh Lượng

Cao lầu Bà Bé
Địa chỉ : Trong chợ tại đường Trần Phú, Tp Hội An
Quán chỉ bán từ 14h00 hàng ngày
Cao lầu Trung Bắc
Địa chỉ : Địa chỉ : 87 Trần Phú, Tp Hội An
Thanh Cao lầu
Địa chỉ : 26 Thái Phiên, Tp Hội An

Bánh bao – Bánh vạc
 

Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo… đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa. Bánh bao phải được gói 1 lớp bột thật mỏng, cánh điệu như cánh hoa hồng, bánh vạc lớn hơn bánh bao, được nặn như hình quai vạc.

Nước chấm của món bánh này được pha chế từ nước mắm theo phong cách của người Hội An rất vừa ăn, có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm và nhất định phải có ớt Đại Lộc thì mới đúng điệu. Để cho bánh thêm ngon và hấp dẫn, người ta còn rắc thêm ít hành phi lên mặt bánh.

Đặc sản này hiện có bán phục vụ khách du lịch ở các nhà hàng, quán ăn khắp thành phố. Tuy nhiên, địa chỉ ra đời đầu tiên và cũng là nơi cung cấp nguồn hàng lớn nhất hiện nay trên địa bàn thành phố là quán Hoa Hồng Trắng (White rose) ở số 533 Hai Bà Trưng (chỗ bắt đầu đường 1 chiều). Giá cả hơi mắc 1 chút (so với bánh lọc Huế) mặc dù hình dáng bánh bao hơi giống, vị và nhân khác (làm từ bột gạo và nhân có cả thịt). Đây là món bánh có thể nói là “đặc sản riêng có” của Hội An. Ai đến đây cũng phải thưởng thức nó.

Quán Hoa Hồng Trắng
Địa chỉ : 533 Hai Bà Trưng (Nhị Trưng), Tp Hội An.
ĐT: +84 510 3862 784
Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ. 

Bánh đập – hến xào


Bánh đập (hay còn gọi là bánh chập) là loại bánh dân dã mà người Quảng Nam nào cũng biết đến. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa hai loại bánh tráng nướng và bánh tráng ướt với một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị mới lạ. Miếng bánh đập ròn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.


Bánh được tráng từ loại gạo dẻo thơm ngon, một phần làm bánh tráng nướng, một phần làm bánh tráng ướt. Với bánh tráng nướng, bánh được tráng cực kỳ mỏng, rồi mang đi phơi khô và nướng trên bếp than đỏ, sau đó bỏ vào bao cột kín để giữ được độ giòn lâu và dùng làm dự trữ. Bánh tráng ướt, chỉ khi nào ăn mới làm.

Bánh đập được tạo nên từ hai loại bánh này. Ghép một miếng bánh ướt với một miếng bánh tráng giòn, trên nửa lớp bánh ướt quệt lên nhân đậu xanh nhuyễn, phết dầu mỡ hành. Tùy theo sở thích, người ta có thể cho thêm mì lá (mì bánh đa sợi nhỏ) vào cùng với lớp bánh tráng ướt.

Ăn bánh đập cũng như ăn bánh xèo, phải có vừng, chấm nước mắm ớt và đồ ăn ghém chua. Nước chấm được pha từ mắm cái. Mắm pha với một chút đường, trái dứa bằm nhỏ, một chút hành phi dầu, nêm nhiều tỏi và ớt sừng xanh đặc hiệu của xứ Quảng, loại ớt này khi giằm vào mắm thì dậy mùi thơm đặc trưng. Như thế là đã có một chén nước chấm hoàn thiện. Chén nước chấm chỉ đơn giản vậy thôi nhưng ngon đến lạ.

Địa chỉ: Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (xe 45 chỗ không qua được) chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”. Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên.

Chè Bắp


Hội An có nhiều nơi bán chè bắp nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là chè bắp Cẩm Nam. Chè bắp là một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. Khác với chè của miền Nam, chè bắp Hội An không nấu với nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè rộ nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.

Quán Bà Già
Địa chỉ : Thôn 1, xã Cẩm Nam, Tp Hội An
Điện thoại : 0510 3864542
Hướng dẫn đi đường : Qua cầu Cẩm Nam đi thẳng, qua khúc cua đầu tiên k hoảng 200m sẽ nhìn thấy biển quán bên tay phải.


Mì Quảng


Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế tác từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng biệt. Ðúng như tên gọi, mì này nguyên có nguồn gốc xuất phát từ xứ Quảng Nam. Nước lèo – được làm bằng tôm, thịt heo, hoặc bằng thịt gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò… rất là đa dạng nhưng phổ biến hơn cả là nhưn tôm, thịt hay thịt gà. 

Nhân tôm thịt được làm bằng tôm sống, bỏ dầu, một số con đem giã dập, một số để nguyên con. Thịt ba chỉ xắt mỏng cho vào với tôm ướp gia vị rồi đa lên bếp tô cho thấm. Lại cho thêm mấy củ hành, đổ vào nồi nấu cà chua, thơm (dứa) để lấy vị thơm, ngọt cho nước lèo (nước nhưn). Ðối với nhưn thịt gà thì sau khi đã làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ trộn ướp với tiêu, hành, tỏi, đa lên bếp tô cho thấm, rồi nấu thêm với các loại cà chua, thơm hành đến khi chín thành nước lèo. Nước nhưn mì không cần nhiều màu mè, không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt. Cái ngọt này đặc biệt khác với vị ngọt của nước phở nấu bằng xương bò, nước lèo của bún hầm xương heo. Rau sống để ăn với mì thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Ðông Bắc phố cổ Hội An, ăn mì Quảng phải kèm rau sống Trà Quế mới thật đúng “tông”. Chỉ có rau ở vùng này mới thể hiện hết cái nhiều mùi vị hương thơm: cay, chát, ngọt, đắng… làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

Nếu muốn ăn Mì quảng ngon thì bạn nên ghé gánh hàng của vợ chồng ông Hai ngay chợ vải Hội An. Gánh hàng của ông Hai bắt đầu bán từ 7-8h tối đến nữa đêm, rất đông khách. Ngoài ra bạn có thể tới Quán Vạn Lộc đường Trần Phú.

Quán Bà Minh
Địa chỉ : Khu Cẩm Hà, Tp Hội An

Gánh hàng rong của Chị Hà
Địa chỉ : Đường Thái Phiên, Tp Hội An

Gánh hàng rong anh Hai
Địa chỉ: 6A Trương Minh Lượng. TP Hội An. ĐT: 0510 3914406

Bánh xèo Hội An


Bánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Ở phố cổ Hội An và mùa lạnh thì bánh xèo là loại bánh thịnh hành nhất. Vào những ngày này, trong quán bất cứ giờ nào cũng đều có khách đến ăn. 

Sự cuốn hút của món ăn này là nhờ vào vị giòn tan của bột gạo, vị béo bùi của nước cốt dừa, mùi thơm của bột nghệ hòa lẫn các loại của rau thơm, bên cạnh đó chất đạm thường được sử dụng là thịt bò, tôm, mực. Bánh phải ăn nóng mới ngon, đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay. Cách thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn. Và nó đặc biệt hợp khẩu vị của mọi du khách trong những ngày đông giá rét.Thông thường khi ăn bánh xèo chúng ta dễ ngán bởi vị béo của bánh được chiên bằng dầu, mỡ và đạm ở tôm thịt mực… đi kèm trong bánh vì thế bạn có thể thưởng thức kèm các loại chè đặc sản rất ngon ở Hội An.

Quán Giếng Bá Lễ (Ba Le Well)
Địa chỉ : 45/51 Trần Hưng Đạo, Tp Hội An


Bánh bèo Hội An


Bánh bèo có mặt khắp Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như  Cẩm Châu,Cẩm Nam… với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẽ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của ngưòi ăn mà có thể thêm tí nước mắn hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trắng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc. Lại thêm mùi thơm sực nức, đầy hấp dẫn khiến cho người ăn muốn một lần ăn hết mấy chục chén bánh bèo cho hả dạ. Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải dùng đũa, cũng không phải dùng muỗng mà dùng một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Lối ăn thế này cũng gợi bao sự hiếu kì cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo khác.

Hoành thánh


Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại lắm, nào là: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa.  

Muốn ăn hoành thánh nước thì đem hoành thánh mới làm hấp cách thủy chừng dăm phút. Hoành thánh nước ngon hay không phần nhiều phụ thuộc vào nước nhưn. Đầu bếp có kinh nghiệm thường chọn xương heo ít mỡ nhiều nạc. Chặt xương thành từng miếng nhỏ, nấu rục. Khi xương đã chín mềm, vớt ra khỏi nồi. Khử cà chua, hành tây xay nhỏ với dầu, đổ hỗn hợp này vào nồi nhưn. Cho vào nồi một ít nấm rơm, bắp su, dứa nấu chín, nêm gia vị vừa ăn và hạ lửa.

Hoành thánh hấp được trụng lại vào nồi nước nhưn cho thật chín, sau đó đặt vào bát. Mỗi tô hoành thánh thường có 5-7 bánh. Ngoài ra có thể cho thêm một ít mì sợi được trụng với nước sôi vào bát hoành thánh. Thưởng thức hoành thánh nước trước hết phải bằng mắt. Ai lần đầu thưởng thức cũng không khỏi ngạc nhiên trước một bát hoành thánh khá đẹp mắt với màu xanh non của bắp su, màu vàng tươi của tôm và điểm xuyết là màu đo đỏ của cà chua. Cầm đũa gắp từng bánh hoành thánh, hương vị ngọt ngào, thanh nhẹ cứ đọng mãi trong miệng.

Khác với hoành thánh nước, hoành thánh chiên lại hấp dẫn với đĩa bánh chín vàng ươm, vuông vức. Thay vì hấp, người ta đem từng chiếc bánh mới làm cho vào chảo ngập dầu rồi chiên chín. Trong khi đợi bánh ráo dầu, xếp một lớp xà lách, cà chua xắt mỏng, rau thơm vào đĩa rồi đặt hoành thánh lên trên. Cuối cùng, chan nước xốt cà chua và khoai tây lên mặt bánh.

Quán Anh Dũng
Địa chỉ : 14 Bà Triệu, Tp Hội An

Quán Vạn Lộc
Địa chỉ : 27 Trần Phú, Tp Hội An


Bánh ướt cuốn thịt nướng


Dọc bờ sông Hoài có một vài gánh hàng bán bánh ướt cuốn thịt nướng. Những gánh hàng như thế này chỉ đơn giản là một quang gánh đầy ắp rau sống, thịt và bánh ướt, bánh cuốn. Chỉ như thế thôi mà đi từ xa, mùi của thịt nướng đã đánh thức khứu giác rồi! Các gánh hàng như thế này ở hai bên vỉa hè, nên khi đến ăn bạn phải chịu khó ngồi trên cái ghế bé tẹo. Nhưng có như vậy mới cảm giác trọn vẹn sự bình dân của món ăn này. Gặp những hôm nào trời lạnh, nếu đi hơi đông thì bạn phải chịu khó chờ mới có chỗ ngồi.

Thịt nạc dăm nướng bản to được ướp gia vị từ trước rồi được kẹp giữa một chiếc đũa. Khi mình đến, người ta sẽ lấy từng xiên thịt và nướng bằng bếp than chừng 10 đến 15 phút. Khi thịt chín, thịt được lấy ra rắc thêm ít mè vàng rang chín để thịt thêm bùi, rồi cuộn với bánh, chút chuối chát thái lát mỏng, xà lách, rau mầm, giá, tía tô và lá húng chó. Bánh để cuốn thịt nướng là bánh phở cắt vuông, mềm, dai và trắng tinh, thơm nguyên mùi bột gạo mới. Nước chấm dùng kèm là nước tương hơi sánh và chút ớt hoặc sa tế, vị đặm vừa, hơi ngọt, cay cay góp phần làm món bánh cuốn thịt nướng Hội An thơm ngon đến lạ. Cái nóng và thơm của thịt nướng kết hợp với rau sống đảm bảo làm bạn muốn ăn cho đến khi no mới thôi. Bát nước sốt hơi ngọt và sánh, vị rất vừa miệng nên dù không cần món thịt nướng thì chỉ riêng bát nước sốt cũng đủ ghi điểm cho những ai sành ăn nhất rồi.

Địa chỉ: Phố ẩm thực ven sông Hoài; các con đường như Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng.

Bánh Mì


Bạn hãy thử món bành mì ở nơi đây, đảm bảo sẽ mang lại một hương vị mà không nơi nào có được. Bất cứ ai đi qua cũng không thể cưỡng lại được cái mùi hương hấp dẫn của ổ bánh mì tươi và các thứ được kẹp trong đó. Những chiếc bánh mì tươi sẽ đánh thức cả thị giác, khứu giác và vị giác của bạn bằng màu vàng rộm ngon mắt của lớp vỏ bên ngoài, bằng mùi thơm sực của bột bánh mì tươi được nướng vừa chín tới. 

Nơi đây, người ta ăn bánh mì nhưn nước, chính nước sốt thịt tạo nên sự khác biệt so với bánh mì ở Sài Gòn hay Hà Nội. Cầm trong tay chiếc bánh mì vẫn còn ấm, được kẹp bên trong là pate, chả lụa, thịt quay thái lát, ớt tươi, rau Trà Quế và một ít tương ớt, tất cả nguyên liệu nguyện vào nhau tạo một hương vị rất tuyệt.

Quán Phượng
Địa chỉ : Đường Hoàng Diệu, Tp Hội An 


Xí mà
 


Dù trời có mưa dầm, tiếng rao ấy vẫn vang lên mỗi buổi sớm mai. Xuất phát từ một con hẻm trên đường Phan Châu Trinh, tiếng rao ấy rong ruổi khắp phố cổ trước khi dừng lại trên vỉa hè đường Nguyễn Trường Tộ. Nhưng giờ đây tiếng rao ấy nghe chừng mệt mỏi lắm rồi. Chỉ bởi, đây là món ăn do một ông cụ đã 60 năm chỉ bán độc món “xí-mà”, và bây giờ, mặc dù ở tuổi 92, nhưng ông cụ Thiếu hằng ngày vẫn quẩy gánh đi. Chỉ 2.000đ/chén, nhưng gánh “xí-mà” của ông cụ như một nét văn hóa của người phố Hội.

Địa chỉ: Đối diện Trung tâm trại trẻ mồ côi Hội An.
Lưu ý: Quán xí mà chỉ bán vào lúc sáng sớm trong ngày, từ 6 am – 8 am. 

Bánh ghẹ Hội An


Mỗi buổi chiều về, những hàng quán bán bánh ghẹ xanh tại các ngã phố Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Trần Phú… của Hội An (Quảng Nam) lại trở thành điểm hẹn của người dân và cả khách thập phươngbanhghe Đặc sản xứ Quảng : Bánh ghẹ Hội An.

Bên cạnh tác dụng giàu dinh dưỡng, canxi bánh ghẹ khá tiện lợi và đặc biệt thích hợp với mọi thời tiết, lại hợp túi tiền. Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều du khách còn mua về nhà, thậm chí đem làm quà tặng bạn. Thế nên, ăn bánh ghẹ ở Hội An dần dần trở thành nét sinh hoạt văn hóa đầy thi vị.

Nguồn: ivivu.com cungphuot.info ; toidi.net ; Kenh14.vn